Chúng ta đều biết rằng, đám cưới chính là ngày lễ trọng đại nhất trong đời mỗi con người. Vì thế, mọi người luôn muốn tâm huyết để có thể chuẩn bị một đám cưới thật vui vẻ, hạnh phúc, viên mãn. Cũng chính vì thế mọi người thường băn khoăn không biết nên chuẩn bị đám cưới trước bao lâu và chuẩn bị những gì? Tham khảo một số những chia sẻ dưới đây của Kim Ngọc Thủy.
Đám cưới nên chuẩn bị trước bao lâu?
Khi đã có ý định cho đám cưới, thì chúng ta phải lên kế hoạch cho việc đám cưới? Vậy phải chuẩn bị đám cưới trước bao lâu? Nên chuẩn bị đám cưới trước bao lâu? Đám cưới là ngày vui rất quan trọng cho nên chúng ta không được thực hiện sơ sài, kế hoạch tổ chức đám cưới nên lên trước từ 1 năm.
Tuy nhiên không phải ai cũng có nhiều thời gian để quyết định việc sẽ chuẩn bị đám cưới trong bao lâu. Nhiều người có thể dùng cả năm để thong thả chuẩn bị thật chu đáo cho đám cưới. Nhưng có cặp đôi lại chỉ dùng vài tháng trời, thậm chí có thể chuẩn bị đám cưới gấp trong vòng 1 tháng thôi cũng vẫn có thể tổ chức được đám cưới đảm bảo đầy đủ theo đúng tiêu chuẩn cần có. Vì thế, chuẩn bị đám cưới mất bao lâu đôi khi không cần quá quan trọng và quan trọng phải biết cần chuẩn bị những gì.
Tham khảo thêm: Nhẫn cưới đeo tay nào là đúng nhất
Chuẩn bị đám cưới trước 12 đến 18 tháng
Những công việc cần chuẩn bị trước đám cưới từ 12 đến 18 tháng bao gồm:
Họp mặt gia đình, tổ chức lễ đính hôn
Trước khi tổ chức đám cưới, việc quan trọng là hai gia đình cần có một cuộc họp để thảo luận, trao đổi và đưa ra quyết định về các công việc cần chuẩn bị. Điều này bao gồm việc chọn ngày cử hành hôn lễ, rước dâu, tổ chức tiệc cưới và các công việc liên quan khác. Nhờ đó, việc chuẩn bị sẽ được thực hiện một cách đồng điệu và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hai gia đình cũng cần họp bàn để tổ chức lễ đính hôn – nghi lễ quan trọng phải thực hiện trước đám cưới.

Xác định ngân sách và phân bổ chi phí
Việc lên kế hoạch ngân sách cho đám cưới đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định hình thức và quy mô của sự kiện này. Việc thảo luận và đồng thuận giữa hai gia đình về các khoản chi phí chi tiết sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro không mong muốn. Dưới đây là ước tính chi phí cụ thể của một số hạng mục mà bạn có thể tham khảo:
Hạng mục | Chi phí ước tính |
Chụp ảnh cưới | 10 đến 15 triệu |
Thuê đội bưng quả | 3 triệu |
Thuê váy cưới cô dâu | 2.5 triệu |
Thuê vest cho chú rể | 1 triệu |
Của hồi môn cho cô dâu | 1 cây vàng (khoảng 55 triệu đồng) |
Nhẫn cưới | 5 đến 7 triệu |
Trang sức cho cô dâu chú rể | 9 triệu |
Trang điểm cô dâu | 500 nghìn đến 3 triệu |
Thiệp mời | 2500 đến 5000 đồng/thiệp |
Đặt nhà hàng tổ chức tiệc cưới | 10 đến 20 triệu |
Hoa cưới | 3 đến 7 triệu |
Tiệc cưới | 4 đến 5 triệu/bàn |
Xe hoa đón dâu | 3 đến 5 triệu |
Quay phim và chụp ảnh | 10 đến 15 triệu |
Mâm quả và đèn cầy | 6 triệu |
Tổng chi phí ước tính từ 127 triệu đến 186 triệu đồng |
Chọn ngày và địa điểm tổ chức
Trong quá trình chuẩn bị cho đám cưới, việc quan trọng cần làm là chọn lựa địa điểm tổ chức tiệc cưới. Có thể tổ chức tại nhà riêng nếu có không gian đủ lớn hoặc chọn nhà hàng tùy thuộc vào ngân sách và sở thích của cô dâu và chú rể. Để chọn được địa điểm phù hợp, bạn cần tìm hiểu kỹ về chi phí tối thiểu của một bàn tiệc tại nhà hàng, chất lượng phục vụ và các yếu tố khác. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn và có thể lựa chọn một nhà hàng đáng tin cậy.

Lên danh sách khách mời sơ bộ
Chuẩn bị danh sách khách mời là thủ tục cần được thực hiện cẩn thận. Việc phân nhóm khách mời như anh chị em họ, bạn bè cấp 2, bạn bè cấp 3, bạn bè đại học, bạn cùng công ty cũ sẽ giúp bạn tránh trùng tên hoặc bỏ sót những người quan trọng. Điều này cũng giúp bạn ước lượng được số lượng bàn tiệc cần đặt và mức chi phí phù hợp cho đám cưới của mình.
Chọn người phù dâu, phù rể
Một phần quan trọng trong việc chuẩn bị cho đám cưới là chọn lựa phù dâu, phù rể và đội ngũ bưng tráp phù hợp. Các cặp đôi thường chọn những người thân cận, bạn bè chưa kết hôn để đảm nhận vai trò quan trọng này trong ngày hôn lễ của mình. Hãy chọn ra những người phù hợp, có ngoại hình ổn để giúp đỡ bạn trong ngày trọng đại này.

Bắt đầu tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ chính
Hãy dành thời gian để liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ đám cưới để tìm hiểu thông tin về chi phí, địa chỉ nhà hàng, studio ảnh cưới, cửa hàng cho thuê váy cưới và dịch vụ thuê xe cưới. Ngoài ra, bạn cũng cần tính toán tổng chi phí và số tiền cần thanh toán trước cho bên cung cấp dịch vụ.
Tham khảo thêm: Cách chọn nhẫn cưới phù hợp nhất cặp đôi
Chuẩn bị đám cưới trước 6 đến 12 tháng
Dưới đây là các công việc cần chuẩn bị cho đám cưới từ trước 6 đến 12 tháng:
Đặt cọc địa điểm tổ chức
Nếu đã lựa chọn được địa điểm tổ chức phù hợp, bạn cần tiến hành đặt cọc cho bên cung cấp dịch vụ đám cưới. Số tiền cọc sẽ phụ thuộc vào từng đơn vị cung cấp dịch vụ, nhưng đừng quên ước tính chi phí trước để đảm bảo phù hợp với ngân sách của mình.
Chọn và đặt dịch vụ cung cấp thức ăn
Sau khi đã đặt cọc địa điểm tổ chức đám cưới, việc chuẩn bị thực đơn cho bữa tiệc là một công việc quan trọng. Các nhà hàng tổ chức tiệc cưới thường sẽ cung cấp nhiều mẫu thực đơn để bạn tham khảo. Bạn không nhất thiết phải tuân thủ đúng theo thực đơn đã được gợi ý, mà có thể chọn những món ăn ngon nhất từ mỗi thực đơn để phục vụ khách mời trong tiệc cưới. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng chi phí cho thực đơn phải phù hợp với ngân sách dự kiến.
Bắt đầu tìm kiếm trang phục cưới
Để chọn được mẫu váy phù hợp, bạn có thể nhờ sự tư vấn từ nhân viên chuyên nghiệp tại cửa hàng cho thuê váy cưới. Ngoài việc chuẩn bị váy cưới cho cô dâu, việc chọn trang phục cho chú rể cũng không kém phần quan trọng. Chú rể có thể lựa chọn may hoặc thuê vest tùy thuộc vào sở thích cá nhân. Tuy nhiên, cần đảm bảo sự phù hợp và đảm bảo hài hòa với váy cưới của cô dâu.

Lên kế hoạch cho tiệc độc thân
Tiệc độc thân là thủ tục quan trọng diễn ra trước lễ cưới, ngày cuối cùng mà cô dâu và chú rể được sống dưới tư cách là một người “độc thân”. Do đó, buổi tiệc này cũng cần được lên kế hoạch và chuẩn bị chi tiết, từ địa điểm cho đến thực đơn, các tiết mục giải trí và danh sách bạn bè tham gia buổi tiệc.
Đặt dịch vụ chụp ảnh và quay phim
Để lựa chọn được dịch vụ chất lượng, bạn có thể tham khảo ý kiến từ bạn bè, người thân hoặc trên mạng xã hội. Một số nhà hàng tổ chức tiệc cưới cũng có thể giới thiệu cho bạn các studio chụp ảnh và quay phim đáng tin cậy.
Khi đã quyết định được studio chụp ảnh cưới, việc tiếp theo là thống nhất với họ về thời gian, địa điểm, trang phục, phong cách chụp và chi phí. Có nhiều phong cách chụp ảnh cưới bạn có thể lựa chọn như phong cách Hàn Quốc, chụp ảnh đen trắng, phong cách Trung Hoa…

Chọn nhạc cho đám cưới
Chọn nhạc cho đám cưới đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giúp tạo điểm nhấn sôi động cho buổi tiệc mà còn mang đến không khí vui vẻ, hạnh phúc cho tất cả mọi người tham dự. Việc chọn lựa các tiết mục như nhạc acoustic, nhảy múa hay trò chơi thể hiện câu chuyện tình yêu của đôi uyên ương sẽ làm cho buổi lễ trở nên đặc biệt hơn.
Tham khảo những cặp nhẫn cưới đẹp nhất của Kim Ngọc Thủy
Chuẩn bị đám cưới trước 3 đến 6 tháng
Các công việc cần chuẩn bị trước đám cưới từ 3 đến 6 tháng bao gồm:
Hoàn thiện danh sách khách mời
Đây là thời gian bạn cần hoàn thiện danh sách khách mời, để nhanh chóng gửi thiệp mời đến họ. Chú ý rà soát lại để tránh bỏ sót những người bạn thân thiết hoặc có vai vế lớn trong gia đình.
Thiết kế và in thiệp mời
Việc thiết kế và in thiệp mời nên được thực hiện từ sớm. Đừng quên kiểm soát các thông tin in trên thiệp mời như họ tên cô dâu, chú rể, họ tên cha mẹ hai bên, ngày giờ tổ chức hôn lễ và địa điểm diễn ra tiệc cưới.

Chọn và đặt nhẫn cưới
Nhẫn cưới là món đồ có ý nghĩa thiêng liêng, nên có cả cô dâu và chú rể đi mua để lựa chọn loại nhẫn cho phù hợp. Tuỳ vào sở thích và hình dáng tay cũng như ngân sách cá nhân để cân nhắc chọn nhẫn cưới. Nếu chưa biết mua nhẫn cưới ở đâu cho chất lượng, hãy tham khảo thêm thông tin tại Kim Ngọc Thuỷ. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thiết kế nhẫn cưới, chúng tôi cam kết mang đến các mẫu nhẫn đẹp và tinh xảo nhất.
Đặt hoa cưới và trang trí
Hoa cưới nên được chuẩn bị trước lễ cưới từ 3-6 tháng. Tuỳ vào sở thích cá nhân và phong cách trang trí đám cưới mà bạn có thể lựa chọn mẫu hoa cưới phù hợp. Ngoài ra, cách trang trí đám cưới cũng cần được chuẩn bị, lên concept và chuẩn bị các món đồ cần thiết từ thời gian này.

Lên kế hoạch cho tuần trăng mật
Để trải nghiệm tuần trăng mật hoàn hảo, bạn nên lên kế hoạch đặt vé máy bay và khách sạn trước, đồng thời sắp xếp công việc một cách hợp lý. Thời điểm lý tưởng để bắt đầu chuyến hành trình này là sau 1 đến 2 ngày kết hôn. Điều này giúp bạn có đủ thời gian để chuẩn bị cho chuyến đi đầy ý nghĩa và đáng nhớ. Ngoài các điểm đến trong nước như Phú Quốc, Đà Lạt, Sapa, Đà Nẵng, cặp đôi cũng có thể chọn lựa các địa điểm nước ngoài như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Dubai để tận hưởng tuần trăng mật tuyệt vời.
Chuẩn bị đám cưới trước 1 đến 3 tháng
Các công việc cần làm trước đám cưới từ 1 đến 3 tháng bao gồm:
Xác nhận lại với tất cả nhà cung cấp
Hãy kiểm tra kỹ lại các hạng mục cũng như chi phí cần bỏ ra với nhà cung cấp. Điều này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất về ngân sách, hạn chế các rủi ro có thể phát sinh.

Hoàn tất các chi tiết về trang phục
Một số phụ kiện trên trang phục của cô dâu và chú rể như cài đầu, thắt lưng, vương miện, caravat hay khăn voan… cũng cần được chuẩn bị trong thời gian này.
Lên kế hoạch chi tiết cho ngày cưới
Việc lên kế hoạch chi tiết cho ngày cưới nên được thực hiện trong thời gian này. Bạn cần xác định xem giờ nào tốt, ngày nào tốt để thực hiện các nghi lễ quan trọng. Nhà trai và nhà gái cũng nên ngồi lại bàn bạc với nhau để chuẩn bị kỹ càng hơn cho lễ cưới.

Chuẩn bị giấy tờ pháp lý
Việc đăng ký kết hôn nên được thực hiện trước lễ cưới từ 1-3 tháng để tránh cập rập. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ pháp lý, chọn ngày cả hai cùng rảnh để lên UBND tiến hành thủ tục này.
Tham khảo thêm: Cách đo size nhẫn chính xác 100%, siêu đơn giản
Tuần cuối cùng trước đám cưới cần làm gì?
Các công việc cần làm trong tuần cuối cùng trước đám cưới bao gồm:
Xác nhận số lượng khách với nhà hàng
Kiểm tra lại số lượng khách mời, thực đơn, bố trí không gian và các chi tiết khác để đảm bảo mọi thứ đúng theo kế hoạch.
Chuẩn bị phát biểu
Luyện tập thật kỹ bài phát biểu cảm ơn để gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và những người đã luôn bên cạnh bạn. Đừng quên tham khảo ý kiến của MC chủ trì lễ cưới để có bài diễn thuyết phù hợp.

Sắp xếp chỗ ngồi cho khách
Chỗ ngồi của nhà gái và nhà trai nên cân xứng về vai vế. Từ danh sách người tham dự đã lên, bạn cần sắp xếp chỗ ngồi một cách khoa học để mọi người đều cảm thấy thoải mái.
Chuẩn bị vali cho tuần trăng mật
Đừng quên chuẩn bị hành lý cần thiết cho chuyến đi trăng mật lãng mạn. Tuỳ vào địa điểm du lịch trăng mật mà bạn có thể chuẩn bị đồ dùng sao cho phù hợp.
Thử trang phục lần cuối
Kiểm tra lại trang phục, giày dép và các phụ kiện để đảm bảo mọi thứ vẫn vừa vặn và hoàn hảo.

Ngày cưới sẽ diễn ra như thế nào?
Lịch trình chi tiết cho ngày cưới
Sáng:
- Thức dậy sớm, thư giãn và dùng bữa sáng nhẹ nhàng.
- Làm tóc, trang điểm: Đến salon hoặc nhờ chuyên viên đến tận nhà để thực hiện.
- Mặc trang phục cưới: Kiểm tra lại toàn bộ trang phục, phụ kiện.
- Chụp ảnh cưới tại nhà: Tạo những khoảnh khắc đáng nhớ cùng gia đình, bạn bè.
- Di chuyển đến nhà thờ/sảnh tiệc: Kiểm tra lại địa điểm tổ chức lễ cưới.
Trưa:
- Lễ cưới: Thực hiện các nghi thức theo kế hoạch đã định.
- Chụp ảnh cưới cùng ekip: Thực hiện các bức ảnh kỷ niệm.
- Tiệc cưới: Đón tiếp khách mời, giao lưu và tận hưởng không khí vui vẻ.
Danh sách kiểm tra cuối cùng
Bạn cần kiểm tra lại trang phục, nhẫn cưới, giấy tờ đã đầy đủ hay chưa. Bên cạnh đó, đừng quên mang theo quà tặng cho khách mời, cũng như xem lại danh sách khách mời và giao cho MC chủ trì buổi lễ/
Mẹo để giữ bình tĩnh và tận hưởng ngày trọng đại
Để giữ bình tĩnh trong ngày trọng đại, hãy đảm bảo đêm trước đó bạn ngủ đủ giấc và ăn uống đầy đủ. Ngoài ra, có thể tập thể dục nhẹ nhàng, nghe nhạc thư giãn để bản thân được thoải mái và vui vẻ. Khi lễ cưới diễn ra, hãy thở sâu và đừng quá lo lắng, để khoảnh khắc trọng đại được diễn ra tự nhiên.

Sau đám cưới cô dâu chú rể nên làm gì?
Gửi thiệp cảm ơn
Bạn có thể lựa chọn mẫu thiệp cảm ơn có thiết kế đơn giản, tinh tế hoặc phù hợp với phong cách của đám cưới. Nội dung cần viết bao gồm lời cảm ơn chân thành, chia sẻ những kỷ niệm trong buổi lễ và chia sẻ về tiệc gặp mặt (nếu có).
Xử lý các vấn đề còn tồn đọng
Sau khi lễ cưới đã kết thúc, vẫn còn một số công việc tồn đọng cần thực hiện như trả lại trang phục cưới, đồ trang trí, cảm ơn những lời chúc phúc từ gia đình, người thân. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thanh toán hoá đơn, cảm ơn nhà cung cấp dịch vụ và dọn dẹp lại nhà cửa.
Lưu giữ kỷ niệm đám cưới
Đừng quên lưu giữ kỷ niệm đám cưới bằng cách chọn những tấm đẹp nhất để in thành album hoặc treo lên tường. Có thể chỉnh sửa video cưới để xem lại những khoảnh khắc đáng nhớ, hoặc viết nhật ký để ghi lại cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.

Câu hỏi thường gặp
- Nên đăng ký kết hôn trước hay sau đám cưới?
Trả lời: Kết hôn trước hay sau đám cưới còn tuỳ thuộc vào mong muốn của các cặp đôi. Nhưng nếu có điều kiện nên đăng ký trước vì sẽ dễ làm giấy khai sinh cho con hơn.
- Đãi đám cưới trong chùa được không?
Trả lời: Được, có rất nhiều cặp vợ chồng đã tổ chức lễ cưới trong chùa, được biết đến với cái tên “lễ Hằng thuận”.
Trên đây là một số công việc cần chuẩn bị trước, trong và sau đám cưới. Hy vọng bạn có thể chuẩn bị kỹ càng hơn cho ngày trọng đại của mình bằng những thông tin kể trên. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, đừng quên liên hệ với Kim Ngọc Thuỷ để được giải đáp.