LỄ PHẢN BÁI LÀ GÌ? NGHI THỨC NHƯ THẾ NÀO?

Mỗi một vùng miền sẽ có những lễ nghi – nghi thức cưới hỏi khác nhau. Vậy với miền Tây sông nước Việt Nam của chúng ta thì đám cưới có những nghi lễ gì? Và trong các nghi lễ thì lễ phản bái là gì? Hãy cùng Kim Ngọc Thủy tìm hiểu nhé!

Lễ Phản bái là gì? Nghi thức như thế nào?
Lễ Phản bái là gì? Nghi thức như thế nào?

Lễ phản bái là lễ gì?

Đây là một điểm độc đáo trong phong tục đám cưới miền Tây so với những vùng miền khác. Cụ thể, sau khi cưới ba ngày, đôi vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ cô dâu, lúc đó cha mẹ chú rể cũng có thể đi cùng và mang theo lễ vật là cặp vịt trống lớn cùng rượu. Lễ này thể hiện sự biết ơn của con rể đối với cha mẹ vợ vì đã gả con gái cho mình.

Ngày nay, cuộc sống ngày càng hiện đại, mọi nghi lễ đều được tinh giản, hầu như chỉ giữ lại ba lễ chính là lễ giáp lời, lễ hỏi và lễ cưới. Dù vậy, những đặc trưng của đám cưới miền Tây vẫn được người dân giữ gìn và phát triển.

Lễ phản bái là lễ gì?
Lễ phản bái là lễ gì?

Tham khảo thêm: Trong lễ cưới, cô dâu, chú rể nên đeo nhẫn cưới ngón nào là đúng nhất?

Ý nghĩa sâu xa của lễ phản bái

Trong quá khứ, lễ phản bái thường xoay quanh việc trao đổi lễ vật, với mục đích thể hiện sự đánh giá của nhà chồng về phẩm hạnh của cô dâu. Xét về tính lịch sử, lễ phản bái đã từng có thời điểm bị xem là cực đoan. Bởi lẽ nhiều gia đình giàu có, điều chủ thời xưa sử dụng lễ vật như là một cách thức để đánh giá về trinh tiết cô dâu.

Cụ thể hơn, vào đêm động phòng, mẹ chồng sẽ tìm mọi cách để biết được thông tin về sự trinh tiết của cô dâu. Nếu nhà chồng biết được cô dâu không còn trinh trắng, họ sẽ đem sang nhà gái trầu cau héo úa hoặc cặp vịt lông xám màu, thay vì trầu cau tươi và cặp vịt lông trắng phau.

Lễ vật kém thiện chí như vậy thể hiện sự đánh giá của nhà chồng đối với nàng dâu là không tốt. Điều này cũng khiến cho cuộc hôn nhân của cặp đôi khó mà hạnh phúc, viên mãn. Mối quan hệ thông gia cũng khó bề hài hòa, vui vẻ.

Ngày nay, nghi lễ phản bái đã không còn trở nên nặng nề như vậy. Ý nghĩa tốt đẹp chung của tục lệ đám cưới ở miền tây lâu đời này được giữ lại là sự biết ơn của con cái đối với bậc sinh thành, là sự chia vui của gia đình hai họ và bà con xóm giềng.

Tham khảo thêm: Ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới trong hôn nhân là gì

Ý nghĩa sâu xa của lễ phản bái
Ý nghĩa sâu xa của lễ phản bái
Truy cập Kim Ngọc Thủy ngay để xem những mẫu nhẫn cưới 18k đẹp và sang trọng nhất cho ngày đặc biệt của bạn.

Ngoài lễ phản bái thì đám cưới miền Tây còn những nghi lễ gì?

Theo truyền thống xưa, lễ cưới ở Nam Bộ cũng như miền Tây sẽ gồm có 6 lễ gọi là lục lễ, bao gồm: Lễ giáp lời, lễ thông gia, lễ cầu tân, lễ hỏi, lễ cưới và lễ phản bái. Cùng tìm hiểu lục lễ trong đám cưới miền Tây!

Lễ giáp lời

Lễ giáp lời (lễ dạm ngõ) là lễ nghi đầu tiên trong phong tục cưới hỏi ở miền Tây. Theo đó, gia đình đàn trai sẽ đến nhà đàn gái để nói chuyện trực tiếp với ông bà thông gia. Thường thì câu chuyện sẽ chủ yếu vây quanh chuyện tuổi tác của hai con, bàn việc hôn nhân và định trước giờ cưới.

Lễ thông gia

Sau khi buổi lễ dạm ngõ diễn ra, đằng nhà trai cũng sẽ mời họ nhà gái sang chơi để biết hoàn cảnh gia đình, nơi ăn chốn ở của vợ chồng trẻ. Từ đó, nhà gái sẽ thêm yên tâm khi gả con gái của mình đi.

Lễ cầu thân

Sau khi hai bên gia đình đồng ý để đôi trẻ đến với nhau thì nhà trai sẽ mang lễ vật qua nhà gái (còn được gọi là lễ cho đồ/ bỏ hàng rào thưa). Ngày nay, hầu hết các cặp đôi đã tìm hiểu nhau trước nên lễ này sẽ được bỏ qua.

Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi là một lễ quan trọng, nhất định không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi ở miền Tây. Đến lễ hỏi, nhà gái sẽ treo bảng lễ đính hôn hay lễ đăng khoa.

Theo đó, các lễ nghĩ sẽ được diễn ra theo trình tự như ông thông lễ khai trình lễ y kỳ, trình lễ khai hòa đến kiến gia tiên, trình lễ thượng đăng sau khi trưởng tộc nhà trai rót rượu, lễ bái gia tiên, lễ đỡ mâm trầu và tình lễ kiếu.

Theo đó, mâm lễ nhà trai trình với nhà gái thường theo số chẵn, tùy theo gia đình mà có 4 đến 12 mâm bao gồm:

  • Mâm trầu cau: Số cau lẻ thường là 105 trái đi kèm, 210 lá trầu (mỗi trái cau đi kèm 2 lá trầu).
  • Mâm trà, rượu và nến: dâng lên các vị gia tiên, ông bà quá cố để thể hiện sự tôn kính của con cháu.
  • Mâm xôi gấc: Thể hiện sự ấm no, màu đỏ tượng trưng cho sự gắn kết bền chặt của đôi lứa. Nhiều gia đình còn kèm thêm gà luộc, heo quay đất trời…
  • Mâm trái cây: Tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân ngọt ngào với những loại quả như táo, nho, lê…
  • Khay trà rượu và phong bì lễ: Đây là tráp lễ đen sẽ có phong bì tiền đàn trai chuyển bị để thắp hương trên bàn thờ gia tiên nhà gái.

Ngoài ra, đối với gia đình khá giả sẽ có thêm một tráp quần áo tặng cho cô dâu để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của mẹ chồng dành cho con dâu tương lai.

Lễ cưới và lễ rước dâu

Ngày quan trọng và đông vui nhất trong phong tục đám cưới miền Tây chính là ngày tổ chức lễ cưới và lễ rước dâu, vu quy về nhà chồng. Hai đằng nhà trai và nhà gái sẽ chuẩn bị tiệc cỗ, trang trí lộng lẫy. Mọi thứ trong đám cưới sẽ được chuẩn bị kỹ càng.

Trước ngày rước cô dâu về nhà chồng, nhà gái sẽ tụ hội đông đủ các thành viên, hay còn gọi là nhóm họ. Các thành viên cùng chuẩn bị hồi môn cho cô dâu, chọn người rước dâu và dặn dò cô dâu những điều cần chú ý trước khi xuất giá.

Đám cưới sẽ được tổ chức theo đúng ngày giờ đẹp đã được định sẵn. Các bậc trưởng bối trong dòng tộc, gia đình sẽ đến nhà gái và làm lễ thành hôn, rước dâu. Khi nhà trai đến rước dâu, đằng nhà trai cũng cần sửa soạn y phục, lễ vật chỉnh tề và gọn gàng. Sau khi trao lễ, cô dâu được bố mẹ đưa tới ra mắt quan viên hai họ, trao cho chú rể.

Đôi trẻ sẽ làm lễ gia tiên, mời trà thuốc, trầu cau cho quan viên hai họ. Bố mẹ cô dâu sẽ trao quà và dặn dò đôi điều. Sau khi thực hiện xong, cô dâu sẽ được đàng trai rước về nhà chồng.

Qua bài viết này, Kim Ngọc Thủy mong là giúp được các bạn hiểu hơn về một vài nét văn hóa đám cưới miền Tây sông nước Việt Nam

Xem thêm: Lễ Vu quy là gì? Trình tự như thế nào?

Xem thêm: Lễ Dẫn Cưới là gì? Những thủ tục trong Lễ Dẫn cưới?

Bài viết liên quan

Hỗ Trợ Tư Vấn

Cảm ơn

Đã gửi thông tin thành công. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn!