LỄ ĐÍNH HÔN LÀ GÌ? CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ CHO LỄ ĐÍNH HÔN

Đính hôn là nghi lễ truyền thống nhằm thông báo về việc sẽ gả con của hai bên gia đình – bước đệm quan trọng để cô dâu chú rể tiến đến hôn nhân. Đây cũng là lời đính ước mối quan hệ giữa hai người muốn kết hôn, là khoảng thời gian giữa cầu hôn và hôn nhân. Trong thời gian này, cô dâu chú rể sẽ được gọi là vợ, chồng chưa cưới hoặc vợ, chồng sắp cưới. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết đính hôn là gì, các thủ tục cần chuẩn bị cũng như quy trình diễn ra các nghi thức diễn ra trong lễ đính hôn.

Đính hôn
Ý nghĩa và hướng dẫn chuẩn bị lễ đính hôn đầy đủ

1. Đính hôn là gì?

Đính hôn là mối quan hệ giữa hai người muốn đi đến hôn nhân, cũng là khoảng thời gian kết nối giữa cầu hôn và kết hôn. Trong thời gian này, cô dâu chú rể được xem là đã đính hôn, và có thể gọi là vợ, chồng chưa cưới hoặc vợ, chồng sắp cưới.

Đính hôn và kết hôn là hai nghi lễ có tính chất khác nhau. Lễ đính hôn là nghi thức trung gian trước khi tiến đến lễ cưới, sau nghi lễ này cặp đôi vẫn chưa trở thành vợ chồng chính thức. Còn lễ cưới là nghi lễ chính thức thừa nhận mối quan hệ hôn nhân, sau nghi thức này cặp đôi sẽ trở thành vợ chồng và nhận được sự công nhận từ hai bên gia đình.

Lễ đính hôn được xem là bước đệm đặc biệt trước khi tiến đến hôn nhân, đánh dấu sự thay đổi trong mối quan hệ giữa cô dâu và chú rể nên việc chuẩn bị cần chỉn chu và đầu tư tỉ mỉ. Cùng theo dõi bài viết để nắm được cách chuẩn bị cho lễ đính hôn nhé.

Hôn ước
Đính hôn là nghi lễ quan trọng trước lễ cưới

Tham khảo thêm: Nhẫn đính hôn đeo ngón nào? Cách đeo nhẫn đính hôn cho nàng

2. Cần chuẩn bị những gì để làm lễ đính hôn

3.1 Bên nhà trai

  • Sửa soạn bàn thờ tổ tiên: Trong văn hoá truyền thống, thờ phụng là trách nhiệm thiêng liêng và cao cả, thể hiện tình cảm qua nhiều thế hệ. Do đó, nhà trai có nhiệm vụ báo tin mừng cho tổ tiên, ông bà trước khi đi hỏi vợ. Việc này cần được làm trước lẽ 1-2 tuần.
  • Lập danh sách người tham dự: Đây là những người quan trọng cần xuất hiện trong lễ đính hôn để cùng đi sang nhà gái. Vì lễ đính hôn chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình nên cần ưu tiên những người có vai vế lớn hoặc thân thiết với hai bên. Việc này cần thực hiện trước lễ đính hôn từ 1-2 tháng.
  • Xác định người làm chủ hôn: Chủ hôn là người có khả năng ăn nói lưu loát và được dòng họ kính nể. Gia đình nên chọn chủ hôn là ông nội, ông ngoại, bà, bác, chú, cậu.. hoặc những người bạn thân của người lớn hai bên gia đình.
  • Chuẩn bị trang phục: Chú rể nên mặc áo dài khăn đóng hoặc comple, cha chú rể nên mặc suit hoặc com-lê, còn mẹ chú rể nên mặc áo dài. Trang phục của người bưng quả có thể là áo dài khăn đóng hoặc áo sơ-mi quần tây.
  • Chuẩn bị sính lễ: Sính lễ đính hôn khá tương tự như mâm quả đám cưới, nhưng có thể ít hơn về số lượng. Miền Bắc thường chuẩn bị số tráp lẻ 3-5-6-9, trong khi số lễ vật đính hôn miền Nam lại là số chẵn 4-6-8-10.
  • Lựa chọn nhẫn đính hôn: Một trong những nghi thức quan trọng nhất trong buổi lễ đính hôn là chú rể trao nhẫn cho cô dâu. Khi chọn nhẫn nên có cô dâu đi cùng để chọn được nhẫn phù hợp về chất liệu, kiểu dáng và sở thích. Việc chọn nhẫn nên thực hiện trước khi bắt đầu làm lễ khoảng 2-3 tháng.
  • Nạp tiền đám hỏi: Tiền nạp tài là món quà mà nhà trai trao cho nhà gái để thể hiện sự cảm ơn nhà gái đã có công nuôi dưỡng cô dâu trưởng thành. Tùy theo điều kiện kinh tế mà số tiền này có thể khác nhau, nếu nhà trai khó khăn thì có thể chỉ cần trao số tiền tượng trưng trong lễ nạp tài.
  • Đội bưng quả của nhà trai: Số lượng người bưng quả cần tương ứng với số mâm quả mang sang nhà gái. Người bưng quả cho nhà trai cần phải là nam, có thể là người trong nhà, anh em, bạn bè hoặc thuê dịch vụ chuyên nghiệp.
  • Chuẩn bị phương tiện di chuyển: Nhà trai cần tính toán số lượng người để di chuyển sang nhà gái bằng xe ô tô 4 chỗ, 7 chỗ hoặc 16 chỗ… sao cho phù hợp.
  • Ghi hình và chụp ảnh: Nhà trai cần đặt thêm dịch vụ quay phim, chụp ảnh để ghi lại quá trình chuẩn bị cũng như sự trang trọng của buổi lễ.
  • Chuẩn bị lì xì cho đội bưng quả: Theo quan niệm truyền thống, ai tham gia đội bưng quả nghĩa là đang “bán duyên” cho người khác, đường tình duyên sau này có thể gặp nhiều trắc trở. Do đó, nhà trai cần chuẩn bị phong bì lì xì cho những người bưng quả, với ý nghĩa là “đền duyên”. Tuỳ vào số lượng người mà nhà trai cần chuẩn bị số tiền trong phong bì cho phù hợp.
Lễ đính hôn
Các nghi thức cần chuẩn bị bên nhà trai

3.2 Bên nhà gái

  • Dọn dẹp và trang trí nhà cửa: Nhà gái là địa điểm tổ chức lễ đính hôn nên sẽ được nhiều người chú ý. Chính vì vậy, dọn dẹp nhà cửa là thủ tục quan trọng và cần được thực hiện trước lễ đính hôn từ 3-4 tháng nếu cần sửa sang và 1-2 tháng nếu chỉ dọn dẹp và trang trí. Nhà gái nên sửa sang lại nhà cửa nếu nước sơn đã cũ hoặc tường có nhiều vết ố vàng. Ngoài ra, cũng cần trang trí hoặc dựng rạp phù hợp, có thể liên hệ với các dịch vụ trang trí cưới hỏi chuyên nghiệp để tạo ra không gian lý tưởng cho lễ đính hôn.
  • Sửa soạn bàn thờ tổ tiên: Theo quan niệm của người Việt, việc sửa soạn bàn thờ tổ tiên thể hiện tình cảm và sự biết ơn đối với tổ tiên, ông bà, ngoài ra cũng để xin ông bà làm chứng và phù hộ cho hôn nhân. Do đó, sửa soạn bàn thờ hay bao sái bàn thờ cũng là nghi thức quan trọng cần thực hiện trước lễ đính hôn.
  • Lập danh sách những người tham dự: Vì danh sách người tham dự ở nhà trai sẽ thường đa số là những người lớn tuổi, có vai vế trong gia đình nên nhà gái cũng cần lên danh sách đội hình đón tiếp sao cho phù hợp để thể hiện lòng tôn trọng với sui gia.
  • Chuẩn bị trang phục: Trang phục đám hỏi dành cho cô dâu nên là áo dài truyền thống để tôn lên vẻ đẹp kiêu sa và dịu dàng. Bố cô dâu sẽ mặc comple còn mẹ cô dâu mặc trang phục áo dài, có hoạ tiết và màu sắc giống sui gia để thể hiện sự khăng khít giữa hai nhà.
  • Trang điểm cô dâu và người nhà: Cô dâu có thể tự trang điểm tại nhà, hoặc thuê dịch vụ trang điểm chuyên nghiệp, miễn là làm nổi bật lên sắc vóc nhưng vẫn giữ được nét dịu dàng, lịch sự.
  • Đội bưng quả cho nhà gái: Nhà trai chuẩn bị đội bưng quả có bao nhiêu người thì đội bưng quả bên nhà nữ cũng cần có bấy nhiêu người. Trang phục thường là áo dài truyền thống hoặc áo dài cách tân để đảm bảo sự tinh tế, lịch sự.
  • Đãi tiệc nhà trai: Lễ đính hôn thường diễn ra trong khoảng từ 7-10h sáng, sau đó hai gia đình sẽ ăn trưa cùng nhau để tăng thêm phần khăng khít, thân mật. Bữa tiệc này sẽ do nhà gái đãi, nên cần tính toán số lượng thành viên ở nhà trai để đặt tiệc sao cho phù hợp.
Nghi thức đính hôn
Các nghi thức cần chuẩn bị bên nhà gái

3. Quy trình diễn ra các nghi thức trong lễ đính hôn

Quy trình diễn ra các nghi thức trong lễ đính hôn sẽ bao gồm 6 bước tất cả, cụ thể:

  • Nhà trai đến chào hỏi và trao lễ vật cho nhà gái

Chủ hôn và phụ rể bưng khay trầu cau, rượu để trình diện lễ hỏi trước. Nếu nhà gái chấp thuận thì nhà trai mới được vào nhà và dâng mâm sính lễ lên bàn thờ tổ tiên.

Lễ hỏi
Nhà trai mang lễ vật sang nhà gái
  • Cô dâu ra mắt họ hàng hai bên

Sau khi đã nhận sính lễ của nhà trai, nhà gái sẽ cho phép chú rể lên phòng để đón cô dâu xuống ra mắt hai họ. Cả hai sẽ cùng chào hỏi và rót nước mời hai bên gia đình.

Lễ chạm ngõ
Cô dâu chú rể ra mắt họ hàng
  • Chú rể trao hoa và nhẫn đính hôn

Sau màn ra mắt gia đình, chú rể sẽ tặng hoa cho cô dâu theo hướng dẫn của chủ hôn, đồng thời trao nhẫn đính hôn dưới sự chứng kiến của hai họ. Nghi thức trao nhẫn kết thúc thì đến lượt bố mẹ cô dâu lên tặng quà và dặn dò cô dâu, chú rể.

Xem thêm: Lựa chọn ngay những cặp nhẫn đính hôn đẹp, hoàn hảo tại Kim Ngọc Thủy, với thiết kế tinh xảo cho khoảnh khắc quan trọng nhất của cuộc đời!

Lễ ăn hỏi
Chú rể trao hoa và nhẫn đính hôn cho cô dâu
  • Dâng hương lên bàn thờ tổ tiên

Cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau bày biện lễ vật, chia sính lễ thành nhiều đĩa nhỏ để dâng lên bàn thờ. Sau đó, cả hai cùng thắp hương và báo cáo gia tiên, mong ông bà đồng ý và phù hộ cho cuộc sống sau này.

Lễ ra mắt
Dâng hương lên bàn thờ tổ tiên
  • Hai bên gia đình bàn bạc hôn lễ

Nghi thức dâng hương kết thúc sẽ đến phần bàn bạc về lễ cưới của hai bên gia đình, thống nhất lại những vấn đề quan trọng như ngày, giờ và các khâu chuẩn bị.

Hôn nhân
Bàn bạc và chuẩn bị cho hôn lễ
  • Nhà gái lại quả nhà trai

Theo phong tục, nhà gái chỉ nhận một phần sính lễ, phần còn lại sẽ gửi cho nhà trai gọi là lại quả. Sau đó, nhà trai sẽ ra về hoặc ở lại dùng cơm theo sự thống nhất từ trước.

Kết hôn
Nhà gái lại quả cho nhà trai

4. Câu hỏi thường gặp

4.1 Làm lễ đính hôn có cần xem ngày xem tuổi không?

Theo truyền thống người Việt, làm lễ đính hôn cũng cần phải xem ngày xem tuổi. Đầu tiên cần xem tuổi của cô dâu chú rể, sau đó xem đến tuổi của cha mẹ hai bên. Lễ đính hôn chủ yếu được tổ chức ở nhà gái nên cần xem ngày, giờ và thủ tục làm lễ như thế nào là tốt nhất.

4.2 Làm lễ đính hôn xong có được ở chung không?

Theo phong tục truyền thống, sau lễ đính hôn cô dâu và chú rể sẽ không về ở chung, cô dâu sẽ ở lại nhà mẹ đẻ cho đến lễ cưới. Tuy nhiên, hiện nay phong tục này đã thay đổi. Cô dâu có thể về nhà chồng ngay hoặc ở lại nhà mẹ đẻ thêm một thời gian ngắn.

4.3 Lễ đính hôn có cần mua nhẫn không?

Nhẫn đính hôn cần phải mua và nên được chọn trước 1-2 tháng. Nếu chưa biết mua nhẫn đính hôn ở đâu, các cặp đôi có thể tham khảo thông tin tại Kim Ngọc Thuỷ. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc chế tác nhẫn đính hôn, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho khách hàng những mẫu nhẫn chất lượng và tinh xảo nhất.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin giải đáp thắc mắc lễ đính hôn là gì, có gì khác với lễ cưới, những nghi thức cần chuẩn bị cũng như quy trình diễn ra lễ đính hôn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hoặc muốn chọn mua nhẫn đính hôn đẹp và chất lượng, hãy liên hệ ngay với Kim Ngọc Thuỷ để được tư vấn đầy đủ. Tìm ra nhẫn cưới đẹp nhất ngay tại Kim Ngọc Thủy, biểu tượng vĩnh cửu cho tình yêu của bạn!

Xem thêm: Lễ dạm ngõ là gì? Thời điểm thích hợp để làm lễ dạm ngõ?

Xem thêm: Những nghi thức trong lễ đính hôn

Bài viết liên quan

Hỗ Trợ Tư Vấn

Cảm ơn

Đã gửi thông tin thành công. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn!