Bưng quả từ xưa đến nay là điều mà ông bà ta luôn quan tâm trong ngày trọng đại, vì người xưa có quan niệm rằng nếu làm đúng các nghi thức sẽ đem lại hạnh phúc và may mắn đến cặp đôi. Vậy nghi thức những kiêng kỵ khi bưng quả là gì? Hãy đến tìm hiểu với Kim Ngọc Thủy quả bài viết này nhé!
Nghi thức bưng quả là gì?
Bưng quả hay còn được gọi là bê tráp hoặc bưng lễ. Đây là nghi thức diễn ra trong ngày ăn hỏi. Nó bao gồm đội bưng quả nam của nhà trai và đội bê quả nữ của nhà gái. Đội bưng quả nam sẽ trao tráp ăn hỏi cho đội nữ với ý nghĩa trao duyên và chúc phúc cho cặp đôi thành vợ thành chồng. Với lời chúc trăm năm hạnh phúc dành cho họ.
Trước khi nghi thức này diễn ra, đội bê tráp hai bên sẽ được nhận lì xì. Sau khi trao tráp, đội nam và đội nữ sẽ tiến hành trao lì xì cho nhau. Hành động này thể hiện ý nghĩa trao lại duyên, đồng thời là lời chúc phúc cho đội bê tráp trong tương lai có một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn.
-> Xem thêm: Bật mí những điều kiêng kỵ trong đám cưới mà cặp đôi nên biết
-> Xem thêm: Bà bầu có nên đi đám cưới không? – Kiêng kỵ gì không?
Những điều kiêng kỵ khi bưng quả
Không được làm rơi đồ
Tráp là lễ vật mà nhà trai trao cho nhà gái với ngụ ý “xin dâu” nên đây là thứ vô cùng quan trọng gần như bậc nhất trong một đám hỏi. Vì vậy, người bê tráp cần hết sức cẩn trọng tránh làm rơi tráp vì theo quan niệm của ông cha ta, việc rơi tráp đồng nghĩa với việc rơi duyên, làm ảnh hưởng không nhỏ đến không khí của đám hỏi và tâm trạng của cô dâu, chú rể cũng như người bê tráp.
Để đảm bảo điều này, người bê tráp cần lưu ý chọn trang phục cũng như giày dép đi cho phù hợp. Bên cạnh đó, những mâm tráp to hãy nhường các bạn có thể lực khỏe và ngược lại.
Kiêng nhầm lẫn trong thứ tự bưng quả
Khi bưng quả, gia chủ cần chú ý tới thứ tự bưng quả (tùy theo số lượng mâm).
– Đối với lễ ăn hỏi 5 – 7 mâm:
Thứ tự từ trước ra sau là mâm trầu cau – mâm rượu thuốc – mâm hoa quả/ rồng phượng – mâm bánh cốm, bánh phu thê, tráp chè, hạt sen.
– Đối với lễ ăn hỏi 9 – 11 mâm:
Thứ tự từ trước ra sau là mâm trầu cau – mâm rượu thuốc – mâm heo sữa – mâm hoa quả/ rồng phượng – mâm xôi – mâm bia/ nước ngọt – mâm bánh cốm, phu thê, tráp chè, hạt sen.
Kiêng sai lệch trong quy trình bưng quả
Thứ tự của quy trình bưng quả như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Bước 2: Trao mâm quả
Bước 3: Nhận quả và mở quả
Bước 4: Cô dâu ra mắt gia đình hai bên
Bước 5: Làm lễ gia tiên nhà gái
Bước 6: Thống nhất về lễ cưới
Bước 7: Lại quả
Bưng quả cần kiêng những ngày nào?
Truyền thống của người Việt thường rất chú trọng việc chọn ngày giờ làm lễ dạm ngõ, ăn hỏi và rước dâu. Bởi ông cha ta quan niệm rằng đám cưới làm vào ngày đẹp thì cuộc sống vợ chồng sau này cũng được yên ả và thuận lợi. Đây là những lưu ý cho cặp đôi nào chưa biết bưng quả kiêng gì:
– Theo tử vi, đặc biệt kỵ cưới hỏi vào các ngày có sao Cô thần, Quả Tú, Không Phòng, bởi cô dâu sẽ cô quạnh, hiếm con…
– Kiêng cưới hỏi vào năm cô dâu có tuổi kim lâu để tránh được những rủi ro về hôn nhân như con cái hiếm muộn, hôn nhân không bền chặt…
– Không cưới hỏi vào tháng 7 âm lịch (hay tháng cô hồn, tháng Ngưu Lang – Chức Nữ chia ly).
– Người bưng quả phải là nam thanh nữ tú chưa có gia đình. Không chọn những người đã có gia đình, đang mang thai hay nhiều hơn tuổi cô dâu chú rể.
Những kiêng kỵ khi chọn người bưng quả là gì?
Người bưng quả là một phần vô cùng quan trọng trong nghi lễ này. Bên cạnh việc chọn người có độ tuổi, chiều cao phù hợp thì dưới đây là 2 điều kiêng kỵ bạn cần đặc biệt chú ý tới khi chọn người bưng quả::
Không chọn người nhà đang có tang
Theo quan niệm dân gian, người mà nhà có tang sự không nên tham gia các tiệc cưới hỏi, đầy tháng,… vì thường không mang lại may mắn. Tuy không có minh chứng nào cụ thể cho việc này nhưng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, việc nhà có tang buồn đến ngày vui của người khác cũng là điều dễ hiểu.
Không chọn người đã lập gia đình
Việc chọn người đã lập gia đình theo quan niệm sẽ mang lại điều không may mắn đến các cặp dâu, rể mới. Tuy nhiên một số vùng lại không quá quan trọng việc này nên tùy theo vùng miền các bạn có thể cân đối sao cho phù hợp, miễn là niềm vui, hạnh phúc của hai gia đình trọn vẹn là được.
Bưng quả có bị “mất duyên” không?
Đây chắc chắn là câu hỏi được thảo luận nhiều nhất mỗi khi nhắc đến vấn đề bưng quả. Trước đây có quan niệm rằng những cô gái chàng trai tham gia đội bưng tráp đỡ lễ sẽ rất dễ bị “mất duyên” dẫn đến sau này sẽ gặp khó khăn trong việc tìm được ý trung nhân để lập gia đình. Tất nhiên đây là một quan niệm không có cơ sở và không có bất cứ thống kê nào chứng minh cho việc này.
Tuy nhiên, để cho những cô gái chàng trai khi bưng quả được yên tâm thì hai bên gia đình sẽ “giữ duyên” cho đội bưng quả bằng cách đưa những bao lì xì, sau khi nghi thức trao nhận quả thì đội bưng quả ở nhà trai và nhà gái sẽ trao lì xì cho nhau để giúp “giữ duyên” theo quan niệm dân gian.
Kim Ngọc Thủy chúc các cặp đôi có một lễ cưới với đầy đủ nghi thức và có một hôn nhân hạnh phúc! Lựa chọn ngay nhẫn cưới hoàn hảo tại Kim Ngọc Thủy, thiết kế tinh xảo cho khoảnh khắc quan trọng nhất của cuộc đời bạn.