Đám cưới – ngày trọng đại của cuộc đời mỗi người nên luôn được hai bên gia đình chuẩn bị kỹ lưỡng. Nhưng việc chuẩn bị sẽ khó khăn gấp đôi khi hai bên gia đình ở khá xa nhau. Vậy làm thế nào để việc đón dâu thuận lợi, đám cưới diễn ra suông sẻ. Hãy cùng đến với bài viết này của Nhẫn cưới Kim Ngọc Thủy để hiểu hơn về những thủ tục cưới hỏi xa nhé!
Rút gọn thủ tục cưới hỏi truyền thống khi hai gia đình xa nhau
Nhiều cặp đôi thường băn khoăn không biết có thể gộp chung lễ ăn hỏi và đám cưới trong cùng một ngày không? Bởi sợ điều này thiếu đi sự sang trọng và tinh tế. Với kinh nghiệm đám cưới xa của nhiều cặp đôi thì hoàn toàn có thể. Việc gộp hai nghi lễ làm một sẽ giúp các bạn tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian đi lại.
Việc gộp hai nghi thức cho thủ tục cưới hỏi xa sẽ được tiến hành như sau:
– Lễ ăn hỏi diễn ra trước. Theo đó, nhà trai sẽ trao sính lễ và mâm tráp cho nhà gái. Các nghi thức ăn hỏi thực hiện như thường lệ. Khi lễ ăn hỏi kết thúc, nhà trai xin phép cáo từ.
– Tới giờ đẹp, nhà trai sẽ tiến hành nghi thức đón dâu như bình thường.
Một kinh nghiệm cưới vợ xa được nhiều chú rể áp dụng đó là đặt tráp ở phía nhà gái. Bởi hai bạn ở hai tỉnh thành cách xa nhau, quá trình di chuyển lễ vật có thể bị đổ, xô lệnh. Việc để ở nhà gái sẽ giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như tiết kiệm chi phí cho các cặp đôi.
Chuẩn bị sính lễ là việc khó khăn
Sính lễ là một phần rất quan trọng trong các đám cưới, nhưng đối với những đám cưới xa thì việc bảo quản các lễ vật trong quá trình di chuyển thực sự khá khó khăn.
Vì vậy, nhà trai nên nhờ gia đình nhà gái chuẩn bị sính lễ tráp ăn hỏi sau đó vào ngày ăn hỏi, nhà trai chỉ cần tới nhà cô dâu và trao những lễ vật đó lại cho bên nhà gái.
Giải pháp này sẽ giúp các sính lễ trong đám cưới được chuẩn bị đầy đủ hơn, giúp nhà trai không phải rườm rà, hồi hộp khi di chuyển đồ lễ đi quá xa. Đồng thời, sính lễ ăn hỏi cũng sẽ phù hợp với phong tục của nhà gái hơn.
Thời gian đón dâu là vô cùng quan trọng
Đường xá xa xôi đi lại rất bất tiện chính là nguyên nhân chính khiến cho việc đón dâu ở những đám cưới xa trở nên vất vả hơn. Vì vậy, chú rể và cô dâu nên thống nhất thời gian đón dâu, đồng thời bên phía nhà trai phải sắp xếp thời gian đi sớm hơn so với dự kiến để đề phòng những sự cố ngoài ý muốn xảy ra trên đường đi.
Bên cạnh đó, hai gia đình có thể thống nhất tổ chức lễ ăn hỏi và lễ cưới cùng một ngày hoặc liền ngày nhau để tiết kiệm thời gian di chuyển qua lại cho nhà trai.
-> Xem thêm: Thủ tục cưới lại lần 2 là gì, bạn đã biết chưa?
-> Xem thêm: Thủ tục cưới hỏi ở Việt Nam xưa và nay mà cặp đôi nên biết
Tìm hiểu tập quán cưới hỏi của cả hai nhà là điều vô cùng cần thiết
Do thuộc các vùng miền khác nhau nên tập quan cưới hỏi của hai bên có thể có nhiều điều khác biệt. Cô dâu chú rể nên chủ động tìm hiểu kỹ và thông báo cho nhau, tránh khỏi những sai lầm không đáng có làm đám cưới mất vui. Thậm chí, nếu nhà trai rút gọn nhầm thủ tục quan trọng đối với bên nhà gái, thì sẽ bị nói là không tôn trọng cô dâu, dễ mất hòa khí thông gia.
Còn cô dâu mới về nhà chồng còn nhiều bỡ ngỡ, không nắm rõ phong tục tập quán, làm sai, hay bị họ hàng đánh giá thấp, khiến cuộc sống sau này gặp không ít khó khăn. Đó đều là những điều nhỏ bé mà cực kỳ nên chú trọng, để cô dâu chú rể có một ngày vui thật trọng đại.
Hai bên thông gia cũng nên thống nhất kỹ càng ngày giờ ăn hỏi, dẫn cưới – những phạm trù thuộc về tâm linh – để bên nhà trai không đến muộn và nhà gái cũng không bị bối rối khi chưa xong khâu chuẩn bị. Chú rể nên chủ động lên lịch trình chi tiết, tuyến đường dễ đi, ít gặp trục trặc để đảm bảo giờ giấc, mọi thứ diện ra suông sẻ, trọn vẹn.
Chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ trước khi đón dâu
Với đám cưới ở xa, thường sẽ gộp hai nghi thức ăn hỏi và đám cưới. Vì vậy, sẽ khiến bạn cảm thấy cập rập và lo lắng. Hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi đón dâu. Việc quên đồ đạc trong ngày cưới là chuyện xảy ra thường xuyên. Với những cặp đôi cưới gần, thì dễ dàng xử lý rồi. Nhưng với các cặp đôi cưới xa, bạn không thể đi đi về về lấy đồ được. Vì lý do đó, hãy kiểm tra thật kỹ đồ đạc xem có thiếu gì hay không trước khi lên xe đón dâu nhé. Chú rể có thể nhờ người thân hoặc bạn bè giúp mình chuẩn bị và giám sát các đồ đạc cần thiết cho đám cưới. Việc chuẩn bị cẩn thận sẽ giúp đám cưới diễn ra suôn sẻ.
Nhiều chú rể chia sẻ kinh nghiệm cưới xa là nên tìm đường thật kỹ. Nhiều tình huống dở khóc dở cười khi nhà trai lạc đường và đến trễ giờ đẹp đã xảy ra. Hoặc trường hợp xe chú rể đã đến mà sính lễ hoặc xe chở cô dâu chú rể vẫn chưa tới. Bạn hãy tìm hiểu kỹ về đường tới nhà cô dâu, dặn dò tài xế bám sát nhau khi di chuyển, tránh trường hợp lạc đường nhé.
Bài viết này là những điều cơ bản dành cho các cặp đôi khi có nơi ở khá xa nhau. Các bạn nhớ hãy lưu ý những phần gợi ý trên của Kim Ngọc Thủy để có thể tổ chức một ngày trọng đại hoàn hảo. Kim Ngọc Thủy chúc tất cả các cặp đôi có một hôn nhân hạnh phúc!