Chi phí lễ cưới là tổng số tiền bạn cần bỏ ra để tổ chức một đám cưới hoàn chỉnh, bao gồm tất cả các khoản chi tiêu từ lớn đến nhỏ, từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc lễ cưới. Việc lập kế hoạch chi tiêu cho lễ cưới không chỉ giúp bạn kiểm soát chi phí, mà còn đảm bảo rằng mọi khía cạnh đều được chuẩn bị kỹ lưỡng và không bị vượt quá giới hạn tài chính đề ra.
Dù lớn hay nhỏ thì một đám cưới đều có thể trở thành gánh nặng tài chính nếu không được quản lý đúng cách. Từ số lượng khách mời, địa điểm tổ chức, thời gian và phong cách cưới – tất cả đều là những yếu tố có thể tác động mạnh mẽ đến tổng chi phí.
Trong bài viết này, Kim Ngọc Thủy sẽ chia sẻ chi tiết từng khoản chi phí cơ bản cho lễ cưới và cung cấp cho bạn những rủi ro và mẹo hữu ích để tiết kiệm chi phí tổ chức đám cưới.

Bảng dự trù chi phí để tổ chức lễ cưới
Dưới đây là bảng dự trù chi phí tổ chức lễ cưới ở các hạng mục cơ bản mà các cặp đôi có thể tham khảo:
Giai đoạn | Hạng mục chi phí | Khoảng giá (VNĐ) | Lưu ý |
Trước đám cưới | Thiệp cưới | 900.000 (khoảng 3.000 VNĐ/thiệp) | Số lượng thiệp tùy thuộc số lượng khách mời |
Chụp ảnh cưới | 10.000.000 trở lên | Tùy thuộc vào gói dịch vụ, số lượng ảnh, album | |
Nhẫn cưới | 6.000.000 trở lên | Tùy thuộc chất liệu, kiểu dáng, số lượng | |
Ăn hỏi | Trang trí, phông rạp | 6.000.000 trở lên | Tùy thuộc quy mô, thiết kế |
Trang phục, makeup | 10.000.000 trở lên | Bao gồm cả trang phục cho cô dâu, chú rể và người nhà | |
Lễ vật | 20.000.000 trở lên | Tùy thuộc phong tục và số lượng mâm quả | |
Thuê xe cưới | 6.000.000 trở lên | Tùy thuộc loại xe, thời gian thuê | |
Đám cưới | Trang phục, makeup | 15.000.000 trở lên | Tương tự như giai đoạn ăn hỏi |
Quay phim, chụp ảnh | 9.000.000 trở lên | Tùy thuộc gói dịch vụ, số lượng ảnh, video | |
Tiệc cưới | 100.000.000 trở lên (khoảng 2.000.000 – 3.000.000 VNĐ/mâm/6 khách) | Tùy thuộc số lượng khách mời, thực đơn | |
Thuê xe cưới | 2.000.000 trở lên | Tùy thuộc loại xe, thời gian thuê | |
Ban nhạc sống | 4.000.000 trở lên | Tùy thuộc thời gian biểu diễn, số lượng nhạc công | |
Âm thanh, ánh sáng | 10.000.000 trở lên | Tùy thuộc quy mô sự kiện, thiết bị | |
Khác | Tuần trăng mật | 8.000.000 trở lên (5 ngày 4 đêm) | Tùy thuộc địa điểm, dịch vụ |
Tham khảo thêm: Cách chọn nhẫn cưới đẹp, tiết kiệm nhất
Chi phí cơ bản cho lễ cưới
Chi phí cơ bản cho một lễ cưới thường bao gồm chi phí dạm ngõ, lễ ăn hỏi, trang phục, trang sức cưới, tiệc cưới, lễ cưới và tuần trăng mật.
Chi phí lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ là một nghi thức truyền thống, là bước đầu tiên để hai gia đình gặp mặt và thảo luận về đám cưới sắp tới. Dù có thể không phải là một phần quá tốn kém trong tổng thể lễ cưới nhưng bạn vẫn cần chi tiêu cho những món đồ cần thiết trong lễ dạm ngõ như:
- Nhà trai: Chuẩn bị quà lễ bao gồm trầu cau, trà, rượu và một số món quà truyền thống khác do nhà trai tùy ý chuẩn bị.
- Nhà gái: Chi phí chuẩn bị đón tiếp bao gồm trang trí, món ăn nhẹ, và các khoản chi phí khác cho việc tiếp đãi.
Tổng chi phí cho lễ dạm ngõ có thể dao động trong khoảng 125 triệu đồng tùy thuộc vào phong tục và cách mà từng gia đình chuẩn bị.

Chi phí lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi là một trong những nghi lễ quan trọng trong văn hóa cưới hỏi của Việt Nam, bao gồm nhiều khoản chi phí như tráp lễ với bánh, mứt, trái cây, rượu, thuốc lá, và trang sức. Chi phí có thể dao động trong khoảng 125 triệu đồng tùy thuộc vào số lượng tráp và giá trị của từng món lễ vật.
Để tiết kiệm chi phí, các cặp đôi có thể chọn những món lễ vật không quá đắt đỏ nhưng vẫn phải giữ được tính trang trọng. Song, tổ chức lễ ăn hỏi tại nhà với quy mô nhỏ gọn cũng là cách giúp các cặp đôi giảm chi phí.
Chi phí trang phục
Trang phục cưới là một trong những khoản đầu tư quan trọng cho ngày trọng đại, thường dao động trong khoảng 2-10 triệu đồng. Chi phí trang phục bao gồm:
- Váy cưới và vest: Việc thuê hoặc mua trang phục cưới đều có thể tốn kém. Chi phí thuê váy cưới thường từ 5-15 triệu đồng, trong khi mua có thể lên đến vài chục triệu đồng. Vest cho chú rể có thể từ 2-10 triệu đồng tùy thuộc vào chất liệu và thương hiệu.
- Trang điểm và làm tóc: Các gói trang điểm và làm tóc cho cô dâu dao động từ 3-10 triệu đồng tùy vào từng khu vực. Việc lựa chọn chuyên viên trang điểm phù hợp và dịch vụ tốt sẽ đảm bảo bạn có được một diện mạo hoàn hảo trong ngày cưới mà không vượt quá ngân sách.

Chi phí trang sức cưới
Nhẫn cưới không chỉ là biểu tượng cho tình yêu vĩnh cửu mà còn là một khoản đầu tư quan trọng. Chi phí nhẫn cưới có thể thay đổi tùy theo chất liệu và thiết kế, chẳng hạn như nhẫn vàng 14K có thể dao động từ 5-10 triệu đồng/cặp, trong khi nhẫn vàng 18K hoặc nhẫn kim cương có thể lên đến vài chục triệu đồng.
Cặp đôi nên xem xét kỹ lưỡng về chất liệu và thiết kế để có thể chọn được những mẫu nhẫn vừa đẹp, vừa bền để sử dụng lâu dài mà vẫn phù hợp với ngân sách.

Tham khảo thêm: Nhẫn cưới mua vàng gì? Nên chọn nhẫn cưới 14K hay 18K?
Chi phí tiệc cưới
Tiệc cưới là phần tốn kém nhất trong tổng chi phí của một lễ cưới, phần ngân sách này bao gồm chi phí bữa ăn trong tiệc cưới và phí thuê phục vụ.
Hiện nay, giá một bàn tiệc cưới thường dao động từ 3-10 triệu đồng, tùy thuộc vào thực đơn và nhà hàng. Ngoài chi phí thực phẩm, bạn cần phải tính đến chi phí phục vụ, bao gồm nhân viên phục vụ và trang trí bàn tiệc (nếu bạn tổ chức tại nhà). Tổng chi phí cho phần này thường chiếm khoảng 20-30% tổng chi phí tiệc cưới.

Chi phí lễ cưới
Lễ cưới chính thức bao gồm nhiều khoản chi phí liên quan đến việc thuê địa điểm và các dịch vụ kèm theo như chi phí thuê địa điểm và trang trí. Chi phí thuê nơi tổ chức lễ cưới có thể từ 10-50 triệu đồng, tùy thuộc vào quy mô và vị trí. Còn chi phí dùng để trang trí hoa tươi, phông nền, bàn thờ và hệ thống âm thanh, ánh sáng có thể tiêu tốn từ 5-20 triệu đồng.

Chi phí đi tuần trăng mật
Tuần trăng mật là dịp để cặp đôi tận hưởng khoảng thời gian hạnh phúc sau lễ cưới. Nếu các cặp đôi lựa chọn đến những nơi cách xa địa điểm mình đang sinh sống thì phải chuẩn bị ngân sách cho tiền vé máy bay, chỗ ở, ăn uống và các hoạt động vui chơi giải trí. Chi phí tuần trăng mật thường dao động từ 20-50 triệu đồng, tùy thuộc vào điểm đến và thời gian lưu trú.
Ngoài ra, có thể phát sinh thêm các chi phí như mua sắm quần áo, quà lưu niệm, hoặc các hoạt động bất ngờ. Việc lập kế hoạch chi tiết trước khi đi sẽ giúp bạn tránh được các chi phí không mong muốn.

Mẹo tiết kiệm chi phí tổ chức đám cưới
Để tiết kiệm ngân sách tổ chức đám cưới, bạn có thể áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây:
- Các địa điểm ngoài trời hoặc tại nhà riêng thường có chi phí thấp hơn so với các khách sạn hoặc nhà hàng cao cấp. Vì vậy, bạn nên lựa chọn địa điểm phù hợp với số tiền mà mình đang có.
- Sử dụng dịch vụ trọn gói: Bao gồm trang trí, tiệc cưới, trang phục và ảnh cưới để tiết kiệm chi phí mà còn giảm bớt gánh nặng tổ chức lễ cưới cho các cặp đôi.
- Tổ chức đám cưới vào mùa thấp điểm (thường là các tháng đầu năm hoặc cuối năm) hoặc vào ngày thường thay vì cuối tuần bởi chi phí tổ chức vào những tháng cao điểm hoặc cuối tuần sẽ có mức phí cao hơn do số lượng đám cưới được tổ chức khá nhiều.

Rủi ro khi không lập kế hoạch chi phí
Việc không lập kế hoạch chi phí cho lễ cưới có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn như:
- Chi phí phát sinh không lường trước có thể làm tăng tổng chi phí vượt quá ngân sách ban đầu. Điều này bao gồm các chi phí nhỏ nhặt nhưng tích tụ lại, chẳng hạn như phí dịch vụ phát sinh, phí thay đổi hoặc thêm dịch vụ.
- Dễ rơi vào tình trạng chi tiêu quá tay, dẫn đến áp lực tài chính sau đám cưới. Điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân về lâu dài.
- Khiến việc quản lý ngân sách trở nên khó khăn, đặc biệt khi phải đối mặt với nhiều lựa chọn và quyết định sai lầm trong quá trình tổ chức đám cưới.

Câu hỏi thường gặp về chi phí đám cưới
Chi phí đám cưới nhà trai là bao nhiêu?
Chi phí đám cưới nhà trai bao gồm các khoản chi cho lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, nhẫn cưới, trang phục, và tiệc cưới. Tổng chi phí có thể dao động từ 150-400 triệu đồng tùy thuộc vào quy mô và lựa chọn của gia đình.
Chi phí đám cưới nhà gái là bao nhiêu?
Tương tự như nhà trai, chi phí đám cưới nhà gái bao gồm chuẩn bị cho các nghi lễ, trang phục, và tiệc cưới. Thông thường, chi phí này có thể từ 100-300 triệu đồng.
Có nên thuê wedding planner để tổ chức đám cưới không?
Thuê wedding planner sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, chi phí thuê wedding planner cũng khá cao. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chi phí tổ chức đám cưới?
Chi phí tổ chức đám cưới phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy mô, địa điểm tổ chức, mùa cưới, thực đơn món ăn và các dịch vụ đi kèm như thuê nhà hàng, trang trí, chụp hình, âm thanh ánh sáng…
Lập kế hoạch chi tiết cho chi phí cho lễ cưới không chỉ là việc đảm bảo rằng mọi thứ sẽ diễn ra suôn sẻ mà còn giúp bạn tận hưởng ngày trọng đại của mình mà không lo lắng về vấn đề tài chính. Bằng cách nắm vững các khoản chi phí cơ bản và áp dụng những mẹo tiết kiệm hiệu quả, bạn có thể tổ chức một đám cưới đáng nhớ mà vẫn phù hợp với ngân sách của mình.