Trong đám cưới, cắt bánh và rót rượu là hai nghi thức cưới không thể thiếu khi làm lễ. Thế nhưng, liệu bạn đã biết ý nghĩa đằng sau những nghi thức này.
Hãy cùng Kim Ngọc Thủy tìm hiểu xem ý nghĩa của các nghi thức cưới này là gì nhé!
Ý nghĩa đằng sau là những điều, những mong muốn chân thành, đơn giản mà lớn lao của các cặp đôi uyên ương.
Cắt bánh
Nguồn gốc của bánh cưới là từ thời La Mã. Khi đó, bánh cưới là những khối bánh bằng bột mì hoặc cookies xếp chồng và chỉ những gia đình có điều kiện mới có thể tổ chức đám cưới linh đình với đầy đủ bánh, trái,…
Hình ảnh cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau cắt chiếc bánh cưới mang ý nghĩa cho sự đồng sức, đồng lòng. Cả hai sẽ cùng nhau vượt qua mọi chông gai và khó khăn trong cuộc sống sau này.
Cô dâu chú rể cùng cắt bánh cưới
Theo thủ tục ngày xưa, sau khi cắt bánh, chú rể bẻ mẫu bánh và các mảnh vụn bánh rơi xuống từ trên đầu cô dâu với quan niệm đó là một biểu tượng của sự may mắn và chắc chắn rằng cô sẽ sớm có tin vui. Có nguồn thì cho rằng như vậy thể hiện sự làm chủ của người chồng. Qua một thời gian thì hành động này đã không còn trong lễ cưới.
Bánh cưới ngày càng có nhiều sự thay đổi và ý tưởng cho hình dáng bánh cưới càng sáng tạo hơn. Chiếc bánh cưới dần trở thành quan trọng và không thể thiếu trong đám cưới, kể cả ở Việt Nam. Sự xuất hiện của chúng trong buổi lễ không còn dừng lại ở việc trang trí mà còn phần nào thể hiện cá tính của cặp đôi. Là biểu hiện của sự sang trọng, thanh lịch và sự no đủ, sự ngọt ngào, hạnh phúc trọn vẹn.
Cùng nhau cắt bánh cưới là một nghi thức thể hiện lời hẹn ước sắt son, lòng chung thủy, sẽ cùng bên nhau đến hết cuộc đời.Nghi thức cắt bánh cưới như một lời chúc hôn nhân trọn vẹn dành cho cặp đôi uyên ương.
Bánh cưới được lựa chọn hợp với concept trang trí cưới để thể hiện sự hài hòa, đồng điệu cho lễ cưới trọn vẹn, hoàn hảo. Ngoài những chiếc bánh nhiều tầng truyền thống, cặp đôi có thể lựa chọn những chiếc bánh kiểu dáng độc đáo để thể hiện cá tính riêng và tạo điểm nhấn đặc sắc cho đám cưới.
Bánh cưới ngày nay
>> Xu hướng bánh cưới 2022 độc đáo
Rót rượu – mời rượu
Trong lễ cưới, cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau rót rượu champagne vào tháp ly. Điều này mang ý nghĩa là gì?
Sau khi thực hiện nghi thức cắt bánh cưới. Chú rể sẽ mở nắp chai rượu và cùng cô dâu rót rượu vào tháp ly, tràn từ ly cao xuống ly thấp. Những chiếc ly rượu xếp cao, mang biểu tượng của sự vĩnh hằng.
Nghi thức rót rượu tràn ly mang ý nghĩa mong muốn hạnh phúc sẽ tràn đầy. Những dòng rượu sâm banh màu đỏ rực rỡ càng thể hiện thêm tình yêu nồng ấm của đôi vợ chồng mới cưới.
Cô dâu chú rể rót rượu
Cặp vợ chồng mới cưới sau đó cùng nâng ly và uống rượu hồng, có nơi còn dùng hình thức uống rượu giao bôi. Việc uống rượu giao bôi mang ý nghĩa lớn đó là nhắc nhở nghĩa vợ chồng, phải luôn bên nhau lúc thịnh vượng hay khi khó khăn.
Khi hai con mời bố mẹ hai bên gia đình ly rượu nồng, đó là lời cảm ơn, sự biết ơn đấng sinh thành, cùng lời hứa sẽ thay bố mẹ hai bên chăm sóc lẫn nhau, yêu thương đong đầy. Từ nay hai con có hai gia đình để yêu thương và được yêu thương.
Cô dâu chú rể uống rượu giao bôi
Cắt bánh cưới và rót rượu đều đã trở thành nghi thức quen thuộc trong mỗi đám cưới của người Việt. Mỗi nghi thức đều mang một ý nghĩa riêng nhưng nói chung đều hàm ý chúc phúc cho cặp cô dâu chú rể. Đó là ý nghĩa về tình yêu, sự chung thủy, và sự ấm áp của gia đình.
Hy vọng qua bài viết này, các cặp đôi hiểu được ý nghĩa ẩn sâu những nghi thức quen thuộc trong lễ cưới và thêm trân trọng giây phút đặc biệt ấy.